Khi cuộc sống ngày càng phát triển thì những nhu cầu về ăn ngon mặc đẹp lại càng cần thiết hơn mà chính vì thế mà có rất nhiều chuỗi nhà hàng kinh doanh ăn uống mọc lên và đáp ứng cho nhu cầu thưởng thức ẩm thực cho người dân. Do thế mà các loại hình dịch vụ này trở thành mối quan tâm rất lớn của các du khách trong và ngoài nước, đăc biệt trong các chuyến hành trình du lịch xuyên quốc gia, du khách luôn có xu hướng khám phá ẩm thực của các vùng miền đất nước và thông qua đó họ có thể biết được cách thức chế biến những món ăn và biết được văn hóa vùng miền địa phương đó như thế nào, và chính vì thế nghề đầu bếp và đặc biệt là thợ bếp bánh cũng rất được quan tâm đến hiện nay.
Theo các trung tâm dịch vụ việc làm trong thành phố, hiện nhu cầu cần tuyển đầu bếp trong đó có đầu bếp bánh đang xuất hiện ngày càng nhiều. Bà Vũ Thị Lan Anh, Phó Phòng việc làm Trung tâm dịch vụ việc làm, cho biết mấy năm nay do du lịch phát triển, các khách sạn nhà hàng xây dựng hoặc mở rộng nhiều, bên cạnh đó, mô hình kinh doanh cà phê – bánh ngọt ngày nay đang rất phát triển. Chiến lược kinh doanh mới mẻnày đã làm đa dạng hình thức kinh doanh bánh ngọt đồng thời củng làm tăng lượng khách hàng và doanh thu đáng kể. Khách hàng không chỉ phải ghé cửa hàng mua vội vàng một chiếc bánh mà còn có thể ngồi thưởng thức tại chỗ vừa bánh vừa cà phê rồi cũng cóp thể mang về cho người thân nữa.Doanh nghiệp còn biết tìm ra phân khúc thị trường phù hợp để phát huy điểm mạnh của mình.
Cửa hàng bánh ngọt và cà phê là xu hướng phát triển tất yếu của các nhà kinh doanh ẩm thực hiện nay. Trào lưu này đã phát triển ở nhiểu nước Châu Á và trở nên phổ biến vì đây còn là nơi gặp gỡ, điểm hẹn, chốn thư giãn của giới trẻ, nhân viên văn phòng. Sự khác biệt giữa các nhãn hiệu chính là việc chọn màusắc, khung cảnh thiết kế cho riêng mình cũng như các loại nước uống đính kèm và quan trọng nhất là các loại bánh để khai thác tối đa diện tích sử dụng mặt bằng. Mô hình cửa hàng bánh ngọt – cà phê là hướng phát triển mới của các tiệm bánh tươi và cũng là trào lưu tiêu dùng mới của các gia đình trẻ hiện nay. Do đó, hiện nay tại thị trường TP.HCM nói riêng và trên cả nước nói chung, hình thức của các cửa hàng bánh mì tươi rất đa dạng và phong phú dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.
Chính vì vậy mà đơn đặt hàng tuyển dụng đầu bếp bánh không chỉ đến từ các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng bánh trong TP.HCM mà còn đến từ các tỉnh miền Tây và miền Trung. Thế nhưng nhu cầu tuyển dụng nhiều nhất vẫn tập trung ở các trường có dạy nghề đầu bếp. Ông Sỹ Hùng, cán bộ Phòng Đào tạo của Trường nghiệp vụ du lịch và khách sạn TP.HCM, trực thuộc Saigontourist, cho biết trường không có đủ người để cung ứng cho doanh nghiệp, ông nói: Một năm chúng tôi đào tạo được khoảng 15 sinh viên hệ trung cấp và hệ sơ cấp trên 100, ra trường liên tục trong các quý. Thế nhưng trường luôn ở trong tình trạng không có người để cung ứng cho các doanh nghiệp”.Bên cạnh đó, từ năm 2006 đến nay, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động cũng đang rao tuyển đầu bếp đưa sang Anh và Pháp làm việc với mức lương lên đến cả ngàn đô la Mỹ một tháng.
Hiện gần như tất cả các trường đào tạo nghề đầu bếp bánh đều có đơn đặt hàng. Nhu cầu cần người hiện nay đã bắt đầu vượt qua khả năng đào tạo của các trường. Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp thực phẩm Vũ Tế Xiên cho biết: “Hằng năm, trường đào tạo hơn 150 sinh viên chuyên bếp bánh hệ trung cấp và hàng ngàn người hệ sơ cấp cũng như bồi dưỡng, chuyên tu nghề đầu bếp bánh. Tất cả, 100% đều có việc làm”.
Với tốc độ phát triển chóng mặt của hệ thống nhà hàng, khách sạn, các tiệm bánh tươi và các chuỗi cửa hàng bánh và cafe tại các thành phố như hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của nghề bếp bánh luôn luôn tăng mạnh.
Đây cũng là một ngành nghề mới tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân Việt Nam. Đối với những người có một nguồn vốn tương đối thì họ có nhu cầu học làm bánh đểmở một tiệm bánh nhỏ và vừa, đối với những người không có vốn thì họ có thể trở thành thợ bánh để làm việc tại các chuỗi cưa hàng bánh lớn hoặc có thể làm bếp bánh trong nhà hàng khách sạn.
Hình 2.1: Sơ đồ mục đích tham gia học bánh
(Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 4/2012)
Trong quá trình khảo sát 100 học viên đang theo học hoặc học viên có nhu cầu học tại trung tâm dạy nghề Nhất Hương, sai gon tourist, khách sạn việt úc, dạy nghề âu việt, nhà văn hóa phụ nữ người nghiên cứu đã thu được kết quả như sau: chiếm tỷ lệ lớn nhất là những tiêu thương có nhu cầu mơ tiệm bánh nên họ đã đi học đê có thê mở tiệm chiếm 26%, quy mô mở tiệm bánh của họ thường là những tiệm bánh nhỏ. đối với những đối tượng học để mở tiệm thì họ có thể là những người thuộc các tỉnh lẻ lên thành phố đê học, hoặc các chủ tiệm bánh ở thành phố. Đối với đối tượng ở thành phố thì hầu hết họ chỉ học 2 dòng bánh chính là bánh âu và bánh kem. Còn đối với đối tượng ở tỉnh thì hai dòng bánh chính mà họ học là bánh kem và bánh á, còn bánh âu thì chỉ một lượng nhỏ học, hoặc họ chi học một vài loại bánh trong dòng bánh âu đó.bên cạnh đó thì nhóm có nhu cầu học để trở thành thợ bánh làm trong các nhà hàng khách sạn hay các bakery cũng rất cao chiếm 20%. Theo ông Nguyễn Minh Mẫn, Trợ lý hiệu trưởng trường ĐH Hồng Bàng, nhiều nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, chuỗi cửa hàng bánh tươi hiện nay phải thuê các đầu bếp bánh của nước ngoài với mức lương phải trả hằng tháng lên tới cả ngàn USD, đó là chưa kể các khoản ăn, ở, vé máy bay cho họ. “Nếu như Việt Nam đào tạo bài bản và chất lượng thì dần dần đầu bếp Việt Nam sẽ thay thế các đầu bếp nước ngoài tại các khách sạn 4, 5 sao.Sinh viên ngành này ở trường chúng tôi sau khi tốt nghiệp đều có việc làm ngay.Chỉ sau 2, 3 năm là các em đã có thể phấn đấu để trở thành phó trưởng bếp với mức lương tối thiểu khoảng 200 – 300 USD”. Đối với 2 nhóm đối tượng này thì việc học làm bánh không chỉ giải quyết được vấn đề công ăn việc làm cho họ mà còn giúp học giải một bài toán về thu nhập trong cuộc sống.
Ngoài ra thì dù chiếm tỷ lệ ít nhưng nhóm này lại rất có ảnh hưởng đến việc quyết định nội dung giảng dạy của các trung tâm đó chính là nhóm đi học với mục đích được nâng cao tay nghề chiếm 4%. Những nhóm đối tượng này thì thông thường họ đã trơ thành thợ bánh rồi nhưng họ vẫn có nhu cầu đi học thêm. Theo thầy Chet Chris Gilbert, Trưởng bộ môn nấu ăn Trường Giáo dục & Đào tạo Úc-Việt: “Nghề đầu bếp cần có sự đam mê và ham học hỏi, tham khảo nhiều tài liệu về cách chế biến món ăn mới. Nghề nấu ăn còn phải có kỹ năng sáng tạo, phải luôn ý thức rằng trình bày các món ăn như một tác phẩm nghệ thuật. Những điều này kinh nghiệm và bằng cấp cũng không làm được.vì thế việc học tập không ngừng của các đầu bếp bánh này là hoàn toàn cần thiết để nắm bắt được những công thức bánh mới mà giáo viên của các trường sáng chế ra hay sưu tập được để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao khách hàng của họ, hoặc họ đi học để nắm bắt được những nguyên phụ liệu mới được áp dụng trong công thức làm bánh. chính điều này đã kích thích các trung tâm dạy nghề bánh luôn thay đổi món bánh đã dạy hoặc không ngừng tìm kiếm những món bánh mới để thu hút học viên tiếp tục học tại trung tâm.
Hiện nay, với sự du nhập văn hóa từ các nước ngoài, phổ biến hơn là các nước phương tây, chính vì vậy mà ẩm thực phương tây cũng có sự du nhập rất nhiều vào Việt Nam. Giờ đây, ngoài những món bánh truyền thống của Việt Nam thì những món bánh của phương tây đặc biệt là những món bánh âu- những món bánh trong nhà hàng, khách sạn cũng rất phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người dân. Chất lượng đời sống ngày càng được nâng cao, không chỉ dừng lại ở việc ăn no mặc ấm, người dân đã chuyển qua xu hướng là ăn ngon và mặc đẹp. Do đó mà, họ luôn tìm cách đáp ứng những nhu cầu cao hơn của bản thân và gia đình, đặc biệt là đối với người phụ nữ trong gia đình, họ luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao kỹ năng nữ công gia chánh của bản thân để làm cho chất lượng cuộc sống trong gia đình họ ngày càng được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, việc tham gia các khóa học làm bánh lại trở thành sở thích của cá nhân họ, khi họ được thỏa sức sáng tạo và thể hiện tài năng khéo léo của mình. Và những đối tượng học viên này sẽ tham gia các khóa học ngắn hạn, học theo các món bánh mà họ thích. nhóm này chiếm tỷ lệ cao thứ 2 (chiếm 21%) trong quá trình khảo sát. Nhóm này thì họ tham gia lớp học về bánh âu gia đình là chính.Đây là lớp học được mở thường xuyên theo tháng. Đối với lớp học này thì đê thu hút học viên tiếp tục học sau khi kết thúc, thì các trung tâm buộc phải thay đổi món bánh liên tục. như vậy mới có thê kéo nhóm học viên này tiếp tục họccòn với những đối tượng là học để biết và học để phục vụ cho việc giải trí thì ngoài việc giải trí hoặc giết thời gian đơn thuần thì trong nhóm này còn có những đối tượng học nhưng chỉ để có thể tự tay làm hoặc trang trí 1 món bánh nào đó, mà sau khi kết thúc buổi học, họ có thể mang món bánh đó về đê làm quà tặng, với ý nghĩa tự tay làm món bánh cho những người mà họ yêu thương. Đối với những nhóm khách hàng này thì học chỉ tham gia học đúng một buổi và chi một món bánh duy nhất. Với sự giúp đỡ của giáo viên tại trung tâm, họ có thể tự tay làm nên 1 chiếc bánh, tự tay trang trí chúng và sau đó là họ đóng hộp thành quà tặng. và món bánh mà đối tượng này học nhiều nhất chính là món trang trí bánh kem và bánh mufin.Đây có thể là một dịch vụ nhánh trong dịch vụ đào tạo tại các trung tâm.Tuy nhiên, hiện nay, hầu hết các trung tâm đều chưa phát triên dịch vụ này. Vì họ cho rằng dịch vụ này khá rải rác, mất tính tập trung trong một trường dạy nghề và không đem lại thu nhập lớn. Theo nhìn nhận của người nghiên cứu sau khi kết thúc hai cuộc khảo sát định tính và định lượng thì nhóm này sẽ tiếp tục gia tăng trong tương lai. Vì trong khi cuộc sống của người dân ngày càng trở nên đầu đủ, thế giới quà tặng gần như bão hòa, thì buộc con người phải nghĩ ngay đến những món quà tặng khác có ý nghĩa hơn và mang yếu tố bất ngờ hơn.Chẳng hạn như cậu học trò khoa toán của trường lê quý đôn đã đi học làm món bánh mufin đê tặng mẹ nhân ngày 8-3 với 11 chiếc bánh mufin với dòng chữ “8-3 I LOVE MOM”.
Hình 2.2: Biểu đồ về lý do chọn học bánh
(Nguồn: Số liệu khảo sát 4/2012)
Qua biểu đồ ta nhận thấy lý do các học viên chọn học làm bánh là do học cảm thấy bản thân mình có năng khiếu về làm bánh chiếm 39%, đây dường như là lý do chính quyết định việc học làm bánh của họ. Bên cạnh đó thì họ cho rằng nghề bánh đang có xu hướng phát triển cao bằng chứng là tốc độ phát triển củacác tiệm bánh là 30% trong một năm, vì thế mà nhu cầu về các thợ làm bánh cũng tăng cao.Với những đối tượng có vốn và có thể tự chủ được nguồn vốn thì họ đi học và mở tiệm bánh trong gia đình họ, một lượng nhỏ khác thì cho rằng họ đi học vì công việc bắt buộc. Hầu hết những đối tượng này là những đối tượng đã biết làm bánh trược đó, nhưng kiến thức mà họ biết được không được bài bản và khoa học như được học tài trường, nên họ buộc phải đi học thêm để hệ thống lại kiến thức đã học hoặc để nâng cao tay nghề của bản thân.
Với nhóm đối tượng học để phục vụ cho việc nữ công gia chánh thì họ cảm thấy việc làm bánh trong gia đình ngày càng trở nên phổ biến hơn chiếm 20%, đây dường như là một trào lưu của những người phụ nữ có gia đình, ngoài công việc ở ngài xã hội thì họ luôn tìm tòi, học hỏi, để không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của họ hơn.Chính điều đó đã kích thích họ đến với việc học làm bánh.
Tác giả bài viết: Kim Thoa
Very interesting topic, regards for putting up.Money from blog