Cúp bánh mì thế giới – Louis Lesaffre Cup 2013 -2014 do tập đoàn Lesaffre tổ chức, sự kiện quốc tế này diễn ra từ ngày 14 – 15 tháng 12 năm 2013.
Cuộc thi Cúp bánh mì Thế giới – LOUIS LESAFFRE CUP 2013 – 2014 do tập đoàn Lesaffre – thương hiệu hàng đầu về men và phụ gia của Pháp tổ chức, là giải đấu quốc tế quy mô bậc nhất dành cho các thợ làm bánh trên toàn thế giới. Giải được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003, mỗi lần kéo dài trong vòng 3 năm với 3 vòng tuyển chọn có qui mô khác nhau (vòng loại khu vực trong nước, vòng loại quốc gia và vòng loại châu lục) nhằm chọn ra các đội tuyển xuất sắc nhất đại diện các châu lục tham gia “Giải Bánh Thế giới – The Bakery World Cup”.
Cúp bánh mì thế giới – Louis Lesaffre Cup lần thứ II được tổ chức năm 2006 – 2007 có 40 quốc gia tham dự, trải qua 90 vòng sơ tuyển với 6.000 thợ bánh dự thi, trở thành một sự kiện nổi bật thu hút sự chú ý nhiều nhất trong làng bánh thế giới.
Tại Việt Nam, cuộc thi vòng loại Cúp Louis Lesaffre lần thứ nhất diễn ra vào tháng 8/2010 với 58 thí sinh tham dự của 2 miền Nam – Bắc.
Cúp Louis Lesaffre và Cúp Bánh Mì – Bánh Ngọt Thế Giới tôn vinh sự sáng tạo, tinh thần đồng đội và sự hoàn hảo trong tay nghề của những người thợ làm bánh.
Công ty Men Saf-Viet (đồng tài trợ chính thức nguyên liệu Men – Phụ gia cho Nhat Huong Baking Center ) sẽ tổ chức một sự kiện bánh mì ở Việt Nam vào tháng 12/2013 tại TP. HCM. Đây là sự kiện bánh mì duy nhất và lớn nhất ở Việt Nam. Với những người từng tham dự vòng loại Louis Lesaffre Cup lần thứ nhất vào năm 2010, chúng tôi biết các bạn đang mong chờ cuộc thi kế tiếp… và đây là thông báo chính thức cho vòng loại cuộc thi Louis Lesaffre Cup lần thứ hai tổ chức tại Việt Nam.
Ông Gilles Edouard Salmon sẽ chịu trách nhiệm đối với Louis Lesaffre Cup ở Việt Nam.
Địa điểm diễn ra cuộc thi được công ty Men Saf – Viet lựa chọn tổ chức tại công viên 23/9 TP.HCM.
Louis Lesaffre Cup / Cuộc thi của những người thợ bánh giỏi nhất – khu vực phía Nam ( Bakery World Cup)
– Thợ bánh đạt giải Nhất – Nhì – Ba ở vòng loại cuộc thi Louis Lesaffre Cup sẽ đi tiếp vào vòng chung kết Viet Nam được tổ chức vào năm 2014
Chúng tôi chào đón các bạn cử thợ bánh tham dự.
A.THÔNG TIN CHUNG
Thời gian đăng ký: Bắt đầu từ ngày 25/11/ 2013 đến hết ngày 05/12/2013.
Đăng ký tại: Trung Tâm Dạy Nghề Bánh Nhất Hương
Hotline: 0906.879766 (Mr. Tín). Email: tintran@daynghebanh.vn hoặc 0919.345137 (Mr. Khang). Email: khangchau@safviet.com.vn
Điều kiện tham gia dự thi:
– Là công dân Việt nam/ hoặc có bằng chứng chứng minh đã ở Việt Nam được 05 năm và đang
làm việc tại đó vào thời điểm dự thi.
– Tuổi thấp nhất: 18 / Tuổi cao nhất: 55 (vào ngày đăng ký dự thi)
– Các thí sinh đang công tác vị trí người biểu diễn hoặc chuyên gia chuyên nghiệp (trực tiếp
hay không) với các công ty cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu sẽ không được dự thi.
– Quần áo được chấp nhận mặt trong cuộc thi như sau:
+ Nón đầu bếp (dạng Toque)
+ Tạp dề
+ Áo đầu bếp
– Các thí sinh cam kết tôn trọng các nguyên tắc và các quyết định của ban giám khảo.
Vòng thi ở Việt Nam
Cuộc thi ở Việt Nam sẽ được chia ra thành 2 vòng:
Vòng loại
– Vòng loại khu vực phía Nam sẽ diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng 12 năm 2013 tại TP.HCM.
– Vòng loại khu vực phía Bắc dự kiến sẽ diễn ra vào giữa năm 2014 tại Hà Nội.
Bước thứ nhất sẽ cho phép ban tổ chức chọn những thí sinh giỏi nhất ở cả hai miền (Bắc và
Nam).
Vòng chung kết
Dự kiến diễn ra ở TP- Hồ Chí Minh vào cuối năm 2014: Trong giai đoạn này, đội Việt Nam sẽ
được chọn. Các thí sinh sẽ được yêu cầu chuẩn bị bánh của họ trước mặt ban giám khảo.
Khi đội đã được chọn, thì ban tổ chức sẽ cử một huấn luyện viên đảm trách việc huấn
luận cho đội, để chuẩn bị sẵn sàng cho vòng thi Châu Á sẽ diễn ra năm 2015.
Sử dụng nguyên liệu
1. Bột
Đối với vòng loại, các thí sinh được phép dùng tất cả các loại bột.
Đối với vòng chung kết, một danh sách những loại bột được dùng sẽ được gởi đến thí sinh.
Không sử dụng bột trộn sẳn trong cuộc thi.
2. Men
Những thợbánh được phép dùng các nhãn hiệu men nhưs au:
– Men tươi Saf Viet
– Men tươi Five Stars nhãn Vàng dùng cho bánh có hàm lượng đường cao và nhãn Đỏ: dùng
cho bánh có hàm lượng đường thấp
– Men Khô Saf Instant (nhãn Vàng và nhãn Đỏ)
– Men Khô Instant Success (nhãn Vàng và nhãn Bạc)
3. Phụ gia làm bánh
Thí sinh được phép dùng các phụ gia làm bánh trong cuộc thi. Phụ gia làm bánh sẽ được cung
cấp sẵn để các thí sinh có thể dùng cho sản phẩm của mình nếu muốn.
Không được dùng bột đã trộn sẵn trong lúc thi.
Nghiêm cấm dùng phụ gia bánh có chứa bromat.
Các phụgia bánh được phép dùng trong cuộc thi là:
– Ibis 300.
Nếu thí sinh có nhu cầu sử dụng phụ gia bánh khác cho cuộc thi thì vui lòng thông báo và gửi
mẫu cho BTC kiểm định trước 2 tuần.
4. Các nguyên liệu khác
Thí sinh có nhu cầu sử dụng các nguyên liệu khác trong cuộc thi bắt buộc phải lập danh sánh
(đính kèm tên nhản hiệu, xuất sứ…) gởi cho BTC duyệt trước 2 tuần.
Giữ gìn vệ sinh
Các thí sinh có trách nhiệm giữ gìn vệ sinh tất cả các thiết bị được gởi đến chuẩn bị cho cuộc thi).
Nếu điều này không được các thí sinh thực hiện nghiêm túc thì ban giám khảo sẽ xem xét khi chấm điểm.
Thí sinh đang tham dự cuộc thi
B. ĐIỀU LỆ CUỘC THI
I) THỂ LOẠI BAGUETTE VÀ BÁNH MÌ LẠT
Các loại bánh mì lạt và baguette sẽ phải được chuẩn bị bằng các loại men của Lesaffre. Phụ gia: Ibis 300.
Lưu ý rằng: phụ gia không có bromate mới được phép dùng trong cuộc thi.
Thí sinh bắt buộc làm 2 loại bánh:
Loại 1: Bánh mang tới cuộc thi.
Loại 2: Bánh làm trực tiếp tại cuộc thi.
1) LOẠI 1: BÁNH MANG TỚI CUỘC THI
Thí sinh làm bánh tại cơ sở của mình rồi mang tới cuộc thi 2 thể loại bánh
a) Bánh mì baguette biến tấu:
Thông số kỷ thuật:
– Bột nhào: bột nhào lên men
– Kiểu dáng: tự do
– Trọng lượng: 250g sau khi nướng
– Số lượng bánh trình lên giám khảo: 5 ổ
b) Bánh mì Việt Nam sáng tạo
Sự sáng tạo và độc đáo là yêu cầu chủ yếu (tất cả các loại bánh mì lạt, thí sinh có quyền sáng tạo
công thức, nguyên liệu, hình dáng… Thí sinh bắt buộc sử dụng một hoặc kết hợp nhiều loại
nguyên liệu đặc trưng của Viêt Nam. Ví dụ: gạo, bắp, gừng, gấc, lá dứa…)
Thông số kỷ thuật:
– Bột nhào: bột nhào lên men
– Kiểu dáng: tự do
– Trọng lượng: tối thiều 350g sau khi nướng
– Số lượng bánh trình lên giám khảo: 5 ổ
Lưu ý: Các thí sinh được phép mang bánh mì nhiều hơn số yêu cầu phòng trường hợp có vấn đề gì
xảy ra trong quá trình vận chuyển.
2. BÁNH LÀM TRỰC TIẾP TẠI CUỘC THI
Thí sinh có tổng thời gian 4h để làm 2 loại bánh sau đây
a) Bánh mì baguette Pháp truyền thống
Thí sinh bắt buộc sử dụng bột cái (polish) như là một phần của qui trình làm bánh. Thí sinh được
phép làm bột cái (polish) tại cơ sở của mình và mang tới cuộc thi.
Thông số kỹthuật:
– Trọng lượng mỗi bánh : 250g sau khi nướng
– Làm bằng tay
– Chiều dài : tối thiểu 55 cm
– Số vết cắt : ít nhất 5 vết dao cắt
– Số bánh mì baguette trình lên giám khảo : 5 ổ
b) Bánh mì từ khắp nơi trên thế giới
Thí sinh được yêu cầu làm 1 loại bánh mì tiêu biểu của một nước nào đó trên thế giới. Ví dụ:
Ciabatta hoặc Focaccia của Ý, bánh mì đen của Nga, Pretzels của Đức, bánh Bagel của Mỹ,
Kebab của Thổ Nhị Kỳ….
Thông số kỷ thuật
– Bột nhào: bột nhào lên men
– Kiểu dáng: phải đúng kiểu đặc trưng của loại bánh nước sở tại
– Trọng lượng: từ 70g – 350g sau khi nướng
– Số lượng bánh trình lên giám khảo: 5 ổ
Ngoài ra, SAF VIET sẵn sàng cung cấp cho tất cả thí sinh những công thức và những ý
tưởng. Hãy liên lạc với chúng tôi khi cần
II. THỂ LOẠI BÁNH NGỌT
Các loại bánh mì ngọt sẽ phải được chuẩn bị bằng các loại men của Lesaffre. Phụ gia Magimi green.
Lưu ý rằng: phụ gia không có bromate mới được phép dùng trong cuộc thi.
Thí sinh bắt buộc làm 2 loại bánh:
Loại 1: Bánh mang tới cuộc thi.
Loại 2: Bánh làm trực tiếp tại cuộc thi.
1.LOẠI 1: BÁNH MANG TỚI CUỘC THI
Thí sinh làm 2 loại bánh cán lớp
a) Bánh Croissant truyền thống Pháp:
Thông số kỷ thuật
– Kiểu dáng: Kiểu croissant truyền thống
– Trọng lượng: trọng lượng đồng nhất: 60 đến 70gr.
– Số bánh trình lên giám khảo: 6
b) Bánh ngọt kiểu Viennese có trang trí (mứt, trái cây, v.v)
Thí sinh có thể làm bất kỳ kiểu bánh ngọt Viennese có trang trí nào. Trong loại này, sáng tạo là yêu cầu chủ yếu.
Thông số kỹ thuật:
– Bột nhào: bột nhào lên men
– Trọng lượng đồng nhất: 60 đến 100gr.
– Diện mạo và hình dạng giống nhau
– Số bánh trình giám khảo : 6
2. LOẠI 2: BÁNH LÀM TRỰC TIẾP TẠI CUỘC THI
Thí sinh có tổng thời gian 4h để làm 2 loại bánh sau đây
a) Bánh mì Brioches (bánh mì có hàm lượng bơ và trứng cao)
Các thí sinh sẽ phải làm bánh mì ngọt hình tròn.
Thông số kỹ thuật:
– Bột nhào: bột nhào lên men
– Trọng lượng đồng nhất: 60 đến 200 gr.
– Hình dạng và diện mạo đồng nhất
– Số lượng bánh: 6
b) Bánh ngọt kiểu tự do (không cán lớp)
Các thí sinh phải làm bánh ngọt sáng tạo và độc đáo; các thí sinh được tự do chọn bột, thiết
kế, hình dáng và trọng lượng.
Thông số kỹ thuật:
– Bột nhào: bột nhào lên men
– Số cái bánh ngọt kiểu tự do : 6
– Trọng lượng : tối thiểu 60g / tối đa 250g
Lưu ý: Số lượng mỗi loại bánh mì phải chính xác để ban giám khảo đánh giá. Các thí sinh
được phép mang nhiều hơn phòng trường hợp gặp vấn đềtrong lúc vận chuyển.
III. THỂ LOẠI BÁNH NGHỆ THUẬT
Bánh nghệ thuật sẽ được làm bằng bột nhào làm với các thành phần ăn được.
Các thí sinh sẽ phải làm ra bánh nghệ thuật này mà không được dùng sự hỗ trợ chất tổng hợp hoặc khung.
Bánh mì theo mô hình
Tuy nhiên, các thí sinh có thể dùng khung để mang cái bánh nghệ thuật đó đến địa điểm dự
thi. Trong quá trình trình bày, chiếc bánh đó phải tự nó đứng được.
Bất kỳ nguyên liệu trang trí nào không được làm ra trong quá trình chuẩn bị thì không được
dùng cho giai đoạn trình bày cuối (ví dụ như ruy-băng)
Chú ý: Bánh nghệ thuật phải có thể vận chuyển đi được. Bánh nghệ thuật sẽ được vận chuyển
từ khu vực làm bánh dự thi đến nơi trưng bày.
Thông số kỹ thuật:
– Kích thước: 1m x 1m x 1m ( dài, ngang, cao)
– Mục tiêu: Bánh nghệ thuật nhìn thấy được từ ba phía.
– Bột: Tự do chọn / không được phép trộn trước hay sử dụng bột trộn sẳn.
– Bột nhào: Ít nhất có 2 loại bột nhào khác nhau.
Tiêu chí đánh giá:
– Tính độc đáo
– Diện mạo
– Độ khó kỹ thuật
– Sự tôn trọng các nguyên tắc: (kể cả việc dùng những loại bột nhào khác nhau)
– Phong cách chung
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ TÍNH ĐIỂM
Đối với bánh thí sinh mang tới cuộc thi, tiêu chí đánh giá sẽ là:
– Diện mạo.
– Tính độc đáo.
– Sự tôn trọng đối với các nguyên tắc (nguyên liệu, kích cỡ, trọng lượng, hình dạng và số lượng).
– Tính đồng đều (các sản phẩm phải giống nhau: ví dụ nếu bạn làm ba bánh mì baguette, thì cả 3 phải cùng hình dạng, diện mạo, trọng lượng, độ lớn, v.v).
– Phong cách chung.
Đối với bánh làm trực tiếp tại cuộc thi:
Các thí sinh sẽ phải làm bánh mì trước mặt ban giám khảo. Về mặt này, các nguyên tắc sau đây sẽ được áp dụng để đánh giá:
– Diện mạo
– Tính độc đáo
– Sự tôn trọng đối với các nguyên tắc (nguyên liệu, kích cỡ, trọng lượng, hình dạng và số lượng)
– Tính đều đặn (các sản phẩm phải giống nhau: ví dụ nếu bạn làm ba bánh mì brios, thì cả 3 phải cùng hình dạng, diện mạo, trọng lượng, độ lớn, v.v)
– Phong cách chung.
– Mùi vị
Sự tôn trọng nguyên tắc:
– Sự tôn trọng nguyên tắc danh sách các nguyên liệu
– Sự tôn trọng nguyên tắc về kích cỡ, hình dạng, trọng lượng
– Số lượng sản phẩm
– Số bột dùng để làm bánh nghệ thuật
Lưu ý: Khi trình các sản phẩm lên ban giám khảo, các thí sinh nên chuẩn bị tinh thần sẽ bị hỏi
vài câu. Các thí sinh nên tự giới thiệu về mình (đến từ vùng nào hay thành phố nào, tuổi, kinh
nghiệm và động cơ) và giới thiệu về sản phẩm mình làm (kỹ thuật và nguyên liệu dùng để
làm, các công thức, và các lý do chọn làm sản phẩm đó). Ví dụ hình dạng của những cái bánh
mì đặc biệt có thể là tiêu biểu của vùng bạn ở, công thức có thể là công thức của gia đình bạn v.v
BÁNH BAGUETTE & BÁNH MÌ LẠT
– Bánh mì baguette biến tấu:
+ Diện mạo: 20
+ Tính độc đáo:20
+ Sự tôn trọng nguyên tắc: 10
+ Tính đều đặn:10
+ Phong cách chung: 10
+ Độ khó kỹ thuật: 10
+ Tổng cộng: 80
– Bánh mì Việt Nam sáng tạo
+ Diện mạo: 20
+ Tính độc đáo:20
+ Sự tôn trọng nguyên tắc: 10
+ Tính đều đặn:10
+ Phong cách chung: 10
+ Độ khó kỹ thuật: 10
+ Tổng cộng: 80
– Bánh mì baguette truyền thống:
+ Diện mạo: 20
+ Tính độc đáo:0
+ Sự tôn trọng nguyên tắc: 10
+ Tính đều đặn:20
+ Phong cách chung: 10
+ Độ khó kỹ thuật: 0
+ Mùi vị: 40
+ Tổng cộng: 100
– Bánh mì thế giới:
+ Diện mạo: 20
+ Tính độc đáo:20
+ Sự tôn trọng nguyên tắc: 10
+ Tính đều đặn:10
+ Phong cách chung: 10
+ Độ khó kỹ thuật: 10
+ Mùi vị: 40
+ Tổng cộng: 120
– Tổng các loại: 380
BÁNH NGỌT
– Croissant
+ Diện mạo: 20
+ Tính độc đáo:0
+ Sự tôn trọng nguyên tắc: 10
+ Tính đều đặn:20
+ Phong cách chung: 10
+ Độ khó kỹ thuật: 0
+ Tổng cộng: 60
– Viennese:
+ Diện mạo: 20
+ Tính độc đáo:20
+ Sự tôn trọng nguyên tắc: 10
+ Tính đều đặn:10
+ Phong cách chung: 10
+ Độ khó kỹ thuật: 10
+ Tổng cộng: 80
– Brioches:
+ Diện mạo: 20
+ Tính độc đáo:20
+ Sự tôn trọng nguyên tắc: 10
+ Tính đều đặn:10
+ Phong cách chung: 10
+ Độ khó kỹ thuật: 10
+ Mùi vị: 40
+ Tổng cộng: 120
– Bánh ngọt tự do:
+ Diện mạo: 20
+ Tính độc đáo:20
+ Sự tôn trọng nguyên tắc: 10
+ Tính đều đặn:10
+ Phong cách chung: 10
+ Độ khó kỹ thuật: 10
+ Mùi vị: 40
+ Tổng cộng: 120
– Tổng các loại: 380
BÁNH NGHỆ THUẬT
+ Diện mạo: 100
+ Tính độc đáo:60
+ Sự tôn trọng nguyên tắc: 60
+ Tính đều đặn:0
+ Phong cách chung: 20
+ Độ khó kỹ thuật: 60
+ Tổng cộng các loại: 300
Quyền quảng bá hình ảnh
Các thí sinh tham gia cuộc thi Louis Lesaffre Cup quốc gia và quốc tế phải chấp nhận cho
quảng bá hình ảnh của họ. Trong quá trình chuẩn bị và trong thời gian diễn ra cuộc thi, sẽ
được ghi hình. Các thí sinh phải chấp nhận miễn phí cho phép quảng bá hình ảnh của mình
dùng bằng hình thức nào (quảng cáo, triển lãm, đưa lên Internet, và lưu trong thư viện).
Ban tổ chức tự cho phép họ có quyền huỷ cuộc thi nếu cần thiết và không có sự bồi thường
nào.
Mỗi thí sinh dự định tham gia phải tuân thủ tất cả các điều khoản chung.
Tác giả bài viết: Thanh Tin