TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LƯỢNG LÚA MÌ VÀ CÁC SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA MÌ CỦA VIỆT NAM

VIETRADE – Niên vụ 2009/10, nước ta nhập khẩu 2 triệu tấn lúa mì các loại, mức cao nhất từ trước tới nay do nhu cầu sử dụng lúa mì của ngành thức ăn chăn nuôi tăng mạnh. Trong 6 tháng đầu niên vụ 2010/11, lượng lúa mì nhập khẩu tăng 29% so với cùng kỳ niên vụ 2009/10. Ước tính tổng lượng lúa mì nhập khẩu niên vụ 2010/11 sẽ vượt so với niên vụ 2009/10 và đạt ở mức kỷ lục là 2,3 triệu tấn.
Tiêu thụ:
Tiêu thụ các loại thực phẩm làm từ lúa mì nước ta có xu hướng tăng do thu nhập bình quân trên đầu người tăng và nhiều người bị ảnh hưởng bởi lối sống và chế độ ăn uống của các phương Tây, trong đó nổi lên là xu hướng mua sắm nhanh, thực phẩm tiện lợi, và thay thế gạo bằng các loại thực phẩm làm từ lúa mì. Khi lối sống Việt ngày càng thay đổi theo phong cách phương Tây, các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, nhà hàng và quầy bar phong cách phương Tây sẽ dần dần đưa nhiều loại thực phẩm làm từ lúa mì vào chế độ ăn của người Việt.
Không có con số chính thức cho việc tiêu thụ lúa mì theo đầu người tại nước ta. Tuy nhiên, theo một nguồn tin thương mại, phương pháp ước tính tốt nhất để tính lượng lúa mì tiêu thụ của nước ta là dựa trên công suất thực tế hàng năm của các nhà máy xay xát lúa mì trong nước. Năm 2009, tổng công suất vào khoảng 1,4 triệu tấn và năm 2010 tăng nhẹ lên mức 1,45 triệu tấn.
Với công suất thực tế như trên, để đáp ứng nhu cầu trong nước, năm 2010 dự kiến phải nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn lúa mì. Dự báo năng lực xay xát hầu như không thay đổi trong năm 2011. Tuy nhiên, rất có thể con số này sẽ tăng từ 1,5 triệu tấn lên khoảng 1,6 triệu tấn trong năm 2012, do một dự án nhà máy mới có công suất xay xát 500 tấn lúa mì/ngày dự kiến sẽ đi hoạt động trong quý đầu năm 2012.
Bột lúa mì xay xát trong nước phần lớn là nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn chăn nuôi trong đó 40-45% được dùng để làm mỳ ăn liền; 30% được dùng để làm bánh mỳ; khoảng 10% được sử dụng làm bánh quy và các loại bánh khác; 15-20% còn lại được sử dụng cho ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi (chủ yếu phục vụ cho ngành thuỷ sản).
Tuy nhiên, năm 2010 đã chứng kiến sự gia tăng bất thường trong tổng lượng lúa mì nhập khẩu vào nước ta. 2,1 triệu tấn là lượng lúa mì nhập khẩu năm 2010 trong đó khoảng 1,5 triệu tấn được xay xát và 0,6 triệu tấn sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.
Lượng bột mì nhập khẩu vào nước ta hầu như không thay đổi qua nhiều năm. Khoảng 10.000 tấn bột mì chất lượng cao, loại không thể sản xuất trong nước, được nhập khẩu vào Việt Nam mỗi năm, chủ yếu từ Nhật Bản. 2.000 tấn các sản phẩm làm từ lúa mì được nhập khẩu bao gồm mì ống chưa nấu, couscous và mì ăn liền (mì tôm).
Thu nhập bình quân của các hộ gia đình tăng lên cùng với mức sống cao đã dẫn tới nhu cầu và kỳ vọng cao hơn của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nướng. Người Việt có ít thời gian rảnh hơn trước và có xu hướng mua nhiều sản phẩm nướng hơn bởi sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian. Siêu thị và cửa hàng bánh mì cung cấp hầu hết các loại bánh nướng cho người tiêu dùng. Quán cà phê hiện đại, nơi thường bán bánh ngọt và bánh cao cấp làm thủ công, cũng đã trở thành một kênh phân phối quan trọng của các sản phẩm bánh nướng.
* Tiêu thụ các loại bánh tại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 (đơn vị: nghìn tấn):
– Bánh mì:
+ 2005: 235,7 ; 2006: 252,3 ; 2007: 273,1 ; 2008: 294,6 ; 2009 : 315 ; 2010: 339,1 ; 2011*: 364,2 ; 2012* : 391,5 ; 2013*:418,7 ; 2014* : 446,3 ; 2015*: 475 .
– Các loại bánh khác:
+ 2005: 14,2 ; 2006: 15,1 ; 2007: 16,2 ; 2008: 17,4 ; 2009 : 18,7 ; 2010: 20,2 ; 2011*: 21,6 ; 2012* : 23 ; 2013*:24,5 ; 2014* : 26 ; 2015*: 27,5 .
– Bánh ngọt:
+ 2005: 1,3 ; 2006: 1,5 ; 2007: 1,7 ; 2008: 1,9 ; 2009 : 2,1 ; 2010: 2,4 ; 2011*: 2,7 ; 2012* : 03 ; 2013*:3,3 ; 2014* : 3,6 ; 2015*: 3,9.
– Bánh nướng:
+ 2005: 251,2 ; 2006: 268,9 ; 2007: 291 ; 2008: 314 ; 2009 : 335,9 ; 2010: 361,7 ; 2011*: 388,5 ; 2012* : 417,5 ; 2013*:446,5 ; 2014* : 475,8 ; 2015*: 506,3.
Nguồn: Các hiệp hội thương mại, ấn phẩm thương mại, nghiên cứu của các công ty, phỏng vấn thương mại, dự báo của Euromonitor International (*số liệu dự báo)
Trong số các loại thực phẩm làm từ lúa mì thì mì được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam. Xét về giá trị, mì cũng là loại thực phẩm có giá trị ngày càng tăng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường tiêu thụ chính vẫn tập trung ở các đô thị và các công ty kinh doanh thường sử dụng chiến lược giá trị thấp (chất lượng thấp/giá thấp). Vì thế, tiềm năng phát triển ra các khu vực nông thôn và ở phân đoạn giá trị cao đối với sản phẩm mì tại nước ta còn rất lớn.
* Tiêu thụ các loại mì tại Việt Nam giai đoạn 2005 – 2015 (đơn vị: nghìn tấn):
– Mì ăn liền:
+ 2005: 287,7 ; 2006: 317,6 ; 2007: 345,1 ; 2008: 368,9 ; 2009 : 404,6 ; 2010: 431 ; 2011*: 455,3 ; 2012* : 478,8 ; 2013*:501,1; 2014* : 519,6 ; 2015*: 531,3.
– Mì thường:
+ 2005: 1,6 ; 2006: 1,7 ; 2007: 1,8 ; 2008: 1,9 ; 2009 : 02 ; 2010: 2,2 ; 2011*: 2,3 ; 2012* : 2,4 ; 2013*:2,4; 2014* : 2,5 ; 2015*: 2,6.
– Các loại mì khác:
+ 2005: 289,3 ; 2006: 319,3 ; 2007: 346,9 ; 2008: 370,8 ; 2009 : 406,6 ; 2010: 433,1 ; 2011*: 457,6 ; 2012* : 481,2 ; 2013*:503,6; 2014* : 522,1 ; 2015*: 533,9.
Nguồn: Các hiệp hội thương mại, ấn phẩm thương mại, nghiên cứu của các công ty, phỏng vấn thương mại, dự báo của Euromonitor International (*số liệu dự báo)
Chính sự thay đổi liên tục trong cách ăn uống của người tiêu dùng Việt Nam và thói quen uống rượu chịu ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây, cũng như sự cải thiện trong thu nhập cá nhân, nên các loại hình thức ăn nhanh tại Việt Nam càng có điều kiện để phát triển. Sự tăng trưởng này sẽ thúc đẩy việc sử dụng các loại sản phẩm từ lúa mì, chẳng hạn các loại thực phẩm được bán tại các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh.
* Số lượng các cửa hàng thức ăn nhanh tại Việt Nam giai đoạn 2006-2014 (đơn vị: cửa hàng)
– Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh:
+ 2006: 96 ; 2007: 150 ; 2008 : 203; 2009: 253; 2010:307; 2011* : 365; 2012*: 429 ; 2013* : 499 ; 2014*: 576
– Cửa hàng bán thức ăn nhanh độc lập:
+ 2006: 5.488 ; 2007: 5.893 ; 2008 : 6.264,0 ; 2009: 6.572; 2010:6.865; 2011* : 7.139; 2012*: 7.383 ; 2013* : 7.596; 2014*: 7.769
– Cửa hàng thức ăn nhanh chuyên bán đồ ăn châu Á:
+ 2006: 4.245 ; 2007: 4.531 ; 2008 : 4.794 ; 2009: 5.017; 2010:5.231; 2011* : 5.437; 2012*: 5.626; 2013* : 5.798; 2014*:5.944
– Cửa hàng thức ăn nhanh chuyên bán các loại bánh:
+ 2006: 200 ; 2007: 220 ; 2008 : 239 ; 2009: 249; 2010:261 ; 2011* : 275; 2012*:290; 2013* : 323; 2014*: 306
– Cửa hàng thức ăn nhanh chuyên bán bán hăm-bơ:
+ 2006: 41 ; 2007: 65 ; 2008 : 91 ; 2009: 110; 2010:129 ; 2011* : 149; 2012*:171; 2013* : 194; 2014*: 219
– Cửa hàng thức ăn nhanh chuyên bán gà:
+ 2006: 40 ; 2007: 65 ; 2008 : 100 ; 2009: 131; 2010:163 ; 2011* : 195; 2012*:227; 2013* : 259; 2014*: 291
– Cửa hàng thức ăn nhanh chuyên kem:
+ 2006: 1.058 ; 2007: 1.162 ; 2008 : 1.243 ; 2009: 1.318; 2010:1.388 ; 2011* : 1.448; 2012*:1.498; 2013* :1.538; 2014*: 1.568
– Cửa hàng thức ăn nhanh khác:
+ 2006: 5.584 ; 2007: 6.043 ; 2008 : 6.467 ; 2009: 6.825; 2010: 7.172; 2011* :7.504; 2012*:7.812; 2013* :8.095; 2014*: 8.345
Nguồn: Các hiệp hội thương mại, ấn phẩm thương mại, nghiên cứu của các công ty, phỏng vấn thương mại, dự báo của Euromonitor International (*số liệu dự báo)

1 những suy nghĩ trên “TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG LƯỢNG LÚA MÌ VÀ CÁC SẢN PHẨM LÀM TỪ LÚA MÌ CỦA VIỆT NAM

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *